Chiến tranh Lạnh được "hâm nóng" Chiến_tranh_Lạnh

Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki là một sự kiện rất quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trong Chiến tranh Lạnh. Quan trọng ở chỗ nó mở ra một thời kỳ nguyên tử với sự xuất hiện của vũ khí tàn phá lớn. Nó cũng mở ra cuộc chạy đua về công nghệ nguyên tử gay gắt giữa MỹLiên Xô.

Kế hoạch Marshall

Sở dĩ Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra cũng là do những kết quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi nghèo đói và thiếu ổn định về kinh tế ở các nước châu Âu dẫn tới sự phát triển các tư tưởng cực đoan. Sau Thế chiến II, Mỹ có hai đề án để kiểm soát châu Âu: đề án thành lập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 1949 để kiểm soát châu Âu về an ninh, và đề án thành lập Liên minh châu Âu (EU) để kiểm soát châu Âu về chính trị và kinh tế[39]

Về kinh tế, George C. Marshall phác thảo bản Kế hoạch Marshall, ủng hộ sự thành lập các chương trình phục hồi kinh tế cho châu Âu bằng cách tăng cường nền thương mại tự do ở châu Âu sẽ giúp khắc phục các khó khăn, mở thị trường ra khắp thế giới. Trong bài diễn văn ở Đại học Harvard vào tháng 6 năm 1947, Marshall phát biểu: "Đây là một điều logic khi nước Mỹ nên làm bất cứ điều gì nó có thể để giúp đỡ nền kinh tế thế giới, đem lại trạng thái lành mạnh cho nó. Chính sách của chúng ta không chống lại một đất nước hay một chính sách nào khác. Chính sách của chúng ta chống lại nghèo đói, suy sụp, và hỗn loạn..." Cùng với Chính sách Truman, Kế hoạch Marshall nhấn mạnh sự tự do trong kinh tế và sự viện trợ của Mỹ sẽ khắc phục các khó khăn lúc bấy giờ của châu Âu. Kế hoạch Marshall đã cung cấp khoản viện trợ ban đầu trị giá 4 tỉ đô la cho các nước Tây Âu. Đến khi kế hoạch này kết thúc hồi cuối năm 1951, hơn 12 tỉ đô la đã được đóng góp. Năm 1948, Ủy ban Mỹ phụ trách châu Âu được thành lập do William Donovan đứng đầu, cấp phó của William Donovan trong ủy ban này là Allen Dulles, về sau trở thành Giám đốc Cục tình báo Mỹ (CIA).

Kế hoạch Marshall cũng là một phần trong kế hoạch chính trị của Mỹ nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước Đồng minh Tây Âu và chống lại Liên Xô, cũng như để tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của các Tập đoàn xuyên quốc gia Mỹ tại Tây Âu. Để phục vụ mục đích này, Mỹ đã viện trợ kinh tế cho cả chính quyền phát xít Tây Ban Nha, cũng như viện trợ chiến phí cho thực dân Pháp, thực dân Hà Lan quay trở lại xâm chiếm Đông Nam Á. Tuy vậy, nó cũng tạo lợi ích cho kinh tế các nước Tây Âu, giúp các nước này hồi phục kinh tế.

Trong những năm từ 1948 cho tới 1952, các nước Tây Âu phát triển nhanh. Tình trạng nghèo đói cùng cực sau chiến tranh đã kết thúc. Tây Âu bước vào một thời kỳ tăng trưởng nhanh kéo dài hai thập kỷ, cho phép chất lượng cuộc sống được cải thiện nhanh. Viện trợ từ Kế hoạch Marshall cũng giúp các quốc gia Tây Âu nới lỏng các biện pháp khắc khổ và chế độ phân phối, giảm thiểu bất mãn và mang lại ổn định chính trị. Ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Tây Âu bị giảm sút mạnh mẽ, trên toàn khu vực, các đảng cộng sản Tây Âu mất dần sự ủng hộ của dân chúng trong những năm tiếp theo của Kế hoạch Marshall. Trong khi đó Stalin ngăn chặn không cho phép các nước Đông Âu tham gia kế hoạch này, ông coi kế hoạch này là mối đe dọa nghiêm trọng cho sự kiểm soát của Liên Xô với khối Đông Âu, và tin rằng nó sẽ khiến chủ nghĩa tư bản nổi lên ở các quốc gia Đông Âu. Để đáp trả, Liên Xô đã thiết lập COMECON như một lời cự tuyệt cho Kế hoạch. Sự phục hồi kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu diễn ra chậm hơn so với Tây Âu, và nền kinh tế đã không bắt kịp với các nước Tây Âu, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo giữa Đông và Tây Âu.

Kế hoạch Marshall nhìn chung nhận được phản ứng tích cực, nhưng cũng nhận phải một số chỉ trích. Noam Chomsky, một học giả cánh tả có xu hướng chống chủ nghĩa đế quốcchủ nghĩa thực dân, trong một bài viết đã cáo buộc rằng số tiền mà người Mỹ viện trợ cho PhápHà Lan đã được những quốc gia này sử dụng cho những cuộc xâm chiếm quân sự của họ ở Đông Nam Á. George McTurnan Kahin cho rằng Hà Lan đã sử dụng một phần lớn số viện trợ để tái chiếm Indonesia trong Chiến tranh giành độc lập Indonesia.[40] Noam Chomsky cho rằng kế hoạch Marshall có căn nguyên là để "thiết lập nền móng cho các công ty xuyên quốc gia lớn của Mỹ", qua đó tăng cường sự khống chế kinh tế Tây Âu của các tập đoàn tư bản Mỹ[41] Ludwig von Mises thì tin rằng "Sự trợ cấp của Mỹ khiến cho các chính phủ châu Âu có thể che giấu phần nào các ảnh hưởng tai hại của các chính sách mang tính xã hội mà họ thực hiện." Ông cũng chỉ trích viện trợ nước ngoài cho Tây Âu, rằng nó tạo ra kẻ thù ý thức hệ, bóp nghẹt nền kinh tế tự do mà thay vào đó là sự lệ thuộc vào nguồn viện trợ Mỹ[42].

Một số chỉ trích khác cho rằng Kế hoạch Marshall thực chất là một bản giao kèo, theo đó Mỹ sẽ giúp đỡ tài chính và kinh tế cho các nước châu Âu để đổi lại sự nhượng bộ chính trị đối với Mỹ của các quốc gia trên châu lục này. Theo đó, Mỹ có quyền tác động vào các cuộc bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ các nước châu Âu, đồng thời vô hiệu hóa vai trò của Tổng thống Pháp vào thời điểm đó là Tướng Charles de Gaulle, một người đi theo chủ nghĩa dân tộc độc lập, và đưa các chính khách thân Mỹ lên nắm quyền ở các nước châu Âu. Mục tiêu chủ yếu của Đề án này là từng bước khiến các nước châu Âu từ bỏ chủ quyền quốc gia, và thay vào đó là một trung tâm kiểm soát châu Âu nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ[39]

Viện trợ cho Tây Berlin

Hiểu rằng Stalin sẽ không đồng ý việc thống nhất nước Đức, ba nước Anh-Pháp-Mỹ quyết định nhập ba vùng phụ thuộc vào, thành lập Cộng hòa Liên bang Đức (không phải Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay), hay còn gọi là Tây Đức. Liên Xô thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, dười sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Đức. Thủ đô của Đức – Berlin - tuy nằm trong lãnh thổ Đông Đức, bị chia cắt thành hai: Đông Berlin là thủ đô của Đông Đức và Tây Berlin là thủ đô của Tây Đức.

Căn cứ không quân Rhein-Main của Mỹ giúp bảo tu các máy bay trong chiến dịch viện trợ Tây Đức

Tại 2 vùng có chế độ kinh tế khác hẳn nhau: ở Tây Đức lương công nhân cao hơn, mặt hàng đa dạng hơn, nhưng ở Đông Đức thì có chi phí sinh hoạt rẻ, được miễn phí y tế, giáo dục. Có khoảng 50.000 người Đông Đức, hay còn gọi là Grenzgängers hằng ngày vẫn vượt qua ranh giới 2 vùng, làm việc ở Tây Đức để được nhận mức lương cao hơn, nhưng lại trở về sinh sống và cư ngụ ở Đông Đức do chi phí sinh hoạt rẻ hơn. Với hàng hóa cơ bản, chính phủ Đông Đức trợ cấp cho người dân. Ngược lại, ở Tây Đức có kinh tế thị trường nhiều người bán, nhiều người mua. Tận dụng điều này, thị trường chợ đen phát triển nhanh: người Tây Đức mua lương thực, thực phẩm với giá tương đối rẻ ở Đông Đức, trong khi người Đông Đức mua các hàng hóa tiêu dùng cao cấp mà Đông Đức khan hiếm[43].

Để đối phó, Stalin quyết định đóng cửa con đường này và đóng các con đường giao thông vào Tây Berlin. Cuộc bủa vây này gây ra sự thiếu hụt lương thực và đồ tiêu dùng cho 2,5 triệu người ở Tây Berlin.

Truman không muốn đe dọa vũ trang để mở lại các mối giao thông vào Tây Berlin mà ông cũng không muốn Tây Berlin rơi vào tay của Liên Xô. Cho nên Truman quyết định các chiến dịch viện trợ cho Tây Berlin bằng cách thả hàng viện trợ xuống từ trên không. Trong vòng 15 tháng, quân đội Anh và Mỹ cung cấp 200.000 chuyến bay cung cấp lương thực, nhiên liệu. Mỗi ngày 13.000 tấn hàng hóa được viện trợ cho Tây Berlin.

Tháng 5 năm 1949, Stalin tháo bỏ lệnh phong tỏa Tây Berlin. Chiến dịch viện trợ của Anh-Mỹ cũng ngừng vào tháng 9 cùng năm.

Sự hình thành các khối liên hiệp

NATO

Liên Hiệp Quốc là một ủy ban tín nhiệm trong việc giúp đỡ phục hồi kinh tế các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Liên Xô cũng là một thành viên, nhiều chính sách đưa ra bị Liên Xô bác bỏ vì tin rằng nó là con bài cho sự bành trướng của Tư bản Phương tây. 1946, Louis St. Laurent, bộ trưởng bộ ngoại giao Canada đưa ra ý tưởng thành lập một "liên minh chuộng hòa bình" để giúp châu Âu chống lại những sự chi phối của Liên Xô. Các nhà lãnh đạo Mỹ tỏ ra quan tâm đến ý tưởng trên, mặc dù có người không đồng tình, cho rằng việc thành lập một ủy ban như vậy có thể dẫn đến chiến tranh. [Một trong những nguyên nhân mà hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trên một mức độ liên quan tới nhiều quốc gia trên thế giới là sự thành lập các "khối" đối lập nhau. Tấn công vào một nước trong khối đồng nghĩa với tấn công toàn khối.]

Tháng 4 năm 1949, Canada, Mỹ tham gia với Bỉ, Anh, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization hay NATO).

Sự thành lập liên minh NATO có ý nghĩa lớn trong lịch sử Mỹ, chấm dứt chính sách cô lập của Mỹ đối với các vấn đề châu Âu. [Mỹ không có ý định can thiệp vũ trang vào hai cuộc chiến tranh thế giới cho tới khi có các đụng độ trên Đại Tây Dương giữa tàu dân sự Mỹ và tàu ngầm Đức, hiệp định Đức và México trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và vụ tấn công Trân Châu Cảng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.] Tuy nhiên, việc NATO ra đời khiến Liên Xô rất bất an, bởi việc Mỹ thành lập một liên minh quân sự gồm nhiều nước ngay sát Liên Xô là một mối đe dọa an ninh rất lớn với nước này. Quyền chi phối NATO thuộc về Mỹ, và nếu Mỹ huy động quân đội các nước NATO để phát động tấn công Liên Xô, thì Liên Xô sẽ bị bao vây và phải chống đỡ với rất nhiều kẻ thù cùng một lúc.

Khối Warszawa

Để đáp trả việc NATO ra đời, Liên Xô thành lập khối Hiệp ước Warszawa (Организация Варшавского договора) gồm Liên Xô và các nước đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa ở châu Âu (Albania, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Romania).

Ngày 31/3/1954, để giảm căng thẳng ngoại giao giữa 2 bên, Bộ Ngoại giao Liên Xô đề nghị cho nước này gia nhập NATO với điều kiện liên minh này đứng trung lập. Ngày 7/5/1954, Mỹ, Anh và Pháp bác bỏ đề nghị với lý do việc kết nạp Liên Xô là "không phù hợp với tôn chỉ phòng thủ và dân chủ" của khối.

Sự đối đầu giữa NATO và Khối Warszawa
  • Sự ra đời của NATO và khối Hiệp ước Warszawa đã đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 cực, 2 phe. "Chiến tranh lạnh" đã bao trùm toàn thế giới.
  • Liên minh kinh tế Warszawa cũng đồng thời xuất hiện

Sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản

Liên Xô và vũ khí hạt nhân

Năm 1949, Liên Xô thành công trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân, xóa bỏ thế độc quyền về công nghệ hạt nhân của Hoa Kỳ. Để lấy lại ưu thế, Truman phê chuẩn việc nghiên cứu bom nhiệt hạch tại Hoa Kỳ.

Cũng vào thời điểm này, Truman thành lập Ủy ban An ninh Liên bang (Federal Civil Defense Administration) nhằm thành lập các phương tiện truyền thông cho nhân dân về việc đối phó với chiến tranh hạt nhân (thành lập hầm chống bom v.v.) nhưng thực tế không hiệu quả.

Đảng cộng sản Trung Quốc chiến thắng

Sau khi chống lại Phát xít Nhật, uy tín của nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Mao Trạch Đông lên cao. Mỹ giúp đỡ Tưởng Giới Thạch chống lại Mao Trạch Đông. Nhưng về sau Mỹ chấm dứt viện trợ vì cho rằng sự nắm quyền của Mao Trạch Đông là không thể tránh khỏi. Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi, chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch buộc phải rút ra đảo Đài Loan. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập và liên minh với Liên Xô. Tình trạng thù địch tiếp diễn giữa những người Cộng sản trên lục địa và những người Quốc gia ở Đài Loan kéo dài trong suốt cuộc Chiến tranh Lạnh. Dù Hoa Kỳ từ chối giúp đỡ Tưởng Giới Thạch trong hy vọng "khôi phục lục địa" của ông, họ vẫn tiếp tục giúp đỡ Trung Hoa Dân Quốc về quân sự và chuyên gia để ngăn Đài Loan rơi vào tay Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Nhờ sự hỗ trợ của phương Tây (đa phần các nước phương Tây tiếp tục công nhận Trung Hoa Dân Quốc là chính quyền hợp pháp duy nhất của Trung Quốc), Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan giữ được vai trò đại diện của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc cho tới năm 1971, khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giành được vị trí này.[44]

Chiến tranh Lạnh và tác động trong lòng nước Mỹ

Vào khoảng thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, số lượng người Mỹ tham gia vào đảng cộng sản tăng lên, chủ yếu là do suy nghĩ rằng cuộc khủng hoảng trên là điểm yếu, là dấu hiệu sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Một lần nữa, "Nỗi sợ Đỏ" (Red Scare) – sợ những tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản - tồn tại trên đất Mỹ. Mối lo sợ những người cộng sản trong chính quyền Mỹ lên cao, điều này dẫn đến những cuộc đàn áp chống cộng mang tính chất cực đoan, vi phạm hiến pháp và trái với tư tưởng Mỹ từ khi lập quốc.

Về đối nội, tại Mỹ đầu thập niên 1950, các thế lực chống cộng cực đoan nắm quyền, McCarthy và J. Edgar Hoover thực hiện các chiến dịch chống cộng gồm theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố và bắt giam nhiều người bị xem là đảng viên cộng sản hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản[45][46][47]. Một bộ phận trong số những nạn nhân bị mất việc, bị bắt giam hoặc bị điều tra quả thật có quan hệ trong hiện tại hoặc trong quá khứ với Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Nhưng đại bộ phận còn lại có rất ít khả năng gây nguy hại cho nhà nước và sự liên quan của họ với người cộng sản là rất mờ nhạt[48]. Chính phủ Mỹ đẩy mạnh tuyên truyền để công chúng nghĩ rằng những người cộng sản là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.[49]

Truman thành lập những chương trình chống các gián điệp của Liên Xô thâm nhập vào chính quyền của Mỹ... các chương trình này điều tra hàng triệu nhân viên chính phủ, trong đó khoảng vài trăm người bị buộc từ chức.

Quốc hội Mỹ cũng có tổ chức riêng để bảo vệ an ninh quốc gia. HUAC (House Un-American Activities Committee - Ủy ban Hạ viện Kiểm Tra Hành Động Bất Hợp Hoa Kỳ) được thành lập năm 1938, giúp điều tra các phần tử không trung thành. Đặc biệt là Hollywood vì Hollywood được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của nhân dân.

Chính sách McCarren-Walter: Cùng với Truman và Quốc hội Mỹ, thượng nghị sĩ Pat MacCarren cũng tham gia vào phong trào chống cộng sản ở Mỹ. Tuy nhiên, ông này không nhắm tới các công dân Mỹ mà nhắm tới các "phần tử không trung thành" là thành phần nhập cư từ các vùng mà chủ nghĩa cộng sản đang thống trị.

Xem thêm: Gián điệp Ethel và Julius Rosenberg

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Lạnh http://archives.cbc.ca/IDD-1-71-274/conflict_war/c... http://www.moreorless.au.com/killers/ceausescu.htm... http://www.bookofhorriblethings.com/ http://www.brill.com/legacy-nuremberg-civilising-i... http://www.britannica.com/eb/article-32981 http://www.cnn.com/SPECIALS/cold.war/ http://www.conelrad.com/ http://www.emadbaghi.com/en/archives/000592.php#mo... http://books.google.com/books?id=SvSZHgAACAAJ&dq=D... http://books.google.com/books?id=WDgBBzWQ2DAC&pg=P...